Khóa học đào tạo SEO TpHCM Lên Top Có Khách Ra Đơn

nội dung chuẩn SEO
Viết nội dung chuẩn SEO
5/5 - (9 bình chọn)

Fame Media – Đào tạo SEO TP.HCM để nâng cao hiệu quả kinh doanh trực tuyến. Trong thời đại số hóa phát triển mạnh mẽ như hiện nay, việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) trở thành một yếu tố quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp trực tuyến nào. Với mục tiêu đẩy mạnh tiếp cận khách hàng và tăng cường hiệu suất kinh doanh, việc nắm bắt các kỹ năng SEO là điều hết sức cần thiết. Và đây chính là lúc Fame Media, một công ty hàng đầu về tiếp thị số và SEO, ra mắt khóa đào tạo SEO tại TP.HCM.

Chúng tôi cung cấp khóa đào tạo SEO TpHCM ở các quận/ huyện:

✅ Đào Tạo SEO 1 kèm 1 ⭐ quận 1⭐quận 2⭐quận 3⭐quận 4⭐quận 5⭐quận 6⭐quận 7⭐quận 8⭐quận 9⭐quận 10⭐quận 11⭐quận 12

✅ Dạy SEO tổng thể ở ⭐ quận Tân Bình, Tân Phú, Phú Nhuận, Gò Vấp

✅ Khóa học SEO ở quận Thủ Đức, BÌnh Thạnh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè, Bình Chánh, Bình Tân, Cần Giờ

Đào tạo seo TpHCM
Đào tạo SEO Fame Media

Thông tin liên hệ đào tạo SEO tại TpHCM

Trung tâm đào tạo seo TpHCM nào uy tín? Đào tạo seo thực chiến ở đâu tại TpHCM chất lượng? Khóa học seo trực tuyến online nào giúp bạn từ chưa biết gì đến thành thạo? Liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin sau đây:

‎✅ Trung tâm đào tạo SEO TpHCM⭐ Đào Tạo SEO Fame Media
✅ LH Đào Tạo SEO⭐ 0938-909-901
✅ Phí đào tạo seo⭐ 6.600.000Vnd/người 
✅ Thời gian đào tạo seo⭐ 8 buổi lý thuyết, 4 buổi thực hành, mỗi buổi 1,5 tiếng.

Khóa học đào tạo SEO TpHCM Lên Top Có Khách Ra Đơn

Khóa đào tạo SEO Fame Media là một chương trình chuyên sâu nhằm giúp các cá nhân, những người quan tâm đến SEO và những chủ doanh nghiệp muốn tăng cường hiệu suất trang web của mình, trở thành những chuyên gia SEO thực thụ.

Bất kể trình độ kiến thức hiện tại của bạn là gì, khóa học sẽ cung cấp những kiến thức căn bản và nâng cao, giúp bạn hiểu rõ về cách hoạt động của các công cụ tìm kiếm, cách xác định từ khóa hiệu quả, cải thiện thứ hạng trang web, tối ưu hóa nội dung và rất nhiều khía cạnh quan trọng khác trong SEO.

Với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực SEO, khóa đào tạo của Fame Media mang đến một trải nghiệm học tập chất lượng và chuyên nghiệp. Bạn sẽ được học từ những người đã thành công trong việc áp dụng SEO vào doanh nghiệp của mình và có thể áp dụng những kiến thức này ngay lập tức vào công việc của bạn.

Không chỉ tập trung vào lý thuyết, khóa đào tạo SEO Fame Media còn hướng tới việc thực hành thực tế để bạn có thể áp dụng kiến thức một cách hiệu quả. Các bài tập và dự án thực tế sẽ giúp bạn rèn kỹ năng thực tế và trở thành một người thạo việc trong lĩnh vực SEO.

Khóa đào tạo SEO tại Fame Media được thiết kế linh hoạt để phù hợp với lịch trình cá nhân của từng học viên. Bạn có thể lựa chọn hình thức học tập trực tuyến hoặc học SEO 1 kèm 1 tại TP.HCM. Điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian di chuyển và linh hoạt trong việc tổ chức thời gian học tập.

Nếu bạn quan tâm đến việc nâng cao kỹ năng SEO và muốn tìm hiểu thêm về khóa đào tạo tại Fame Media, hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và nhiệt tình của chúng tôi sẽ giúp bạn đăng ký khóa học và trả lời mọi thắc mắc của bạn.

Hãy đặt bước chân vào thế giới SEO và khám phá những cơ hội mới trong lĩnh vực tiếp thị trực tuyến. Với Fame Media, bạn sẽ trở thành một chuyên gia SEO tự tin và thành công.

Giáo trình học SEO TpHCM tại Fame Media

Chương I: Tìm hiểu về SEO, Website, Google

Buổi 1 & Buổi 2: Tìm hiểu về SEO & Google

  • Khái niệm về SEO
  • Cách kiểm tra trang web xuất hiện trên Google

          Cú pháp: site:domain (link seo)

  • Google hoạt động như thế nào

    – Thu thập dữ liệu: Google dùng các chương trình tự động gọi là trình thu thập dữ liệu hay còn gọi là Google bot/ Bọ Google để tải văn bản, hình ảnh và video trên các trang mà họ tìm thấy trên Internet. Tuy nhiên, Googlebot không thu thập dữ liệu tất cả các trang mà Googlebot phát hiện được. Một số trang có thể không được chủ sở hữu trang web cho phép thu thập dữ liệu, một số trang khác có thể không truy cập được nếu không đăng nhập vào trang web.

  • Sơ đồ trang web
  • Google Search Console
  • Cấm thu thập dữ liệu từ chủ trang (webmaster)
  • Các quy tắc trong tệp robots.txt:
  • Ví dụ file Robots.txt: 

# This robots.txt file controls crawling of URLs under https://example.com.

# All crawlers are disallowed to crawl files in the “includes” directory, such

# as .css, .js, but Google needs them for rendering, so Googlebot is allowed

# to crawl them.

User-agent: *

Disallow: /includes/

User-agent: Googlebot

Allow: /includes/

Sitemap: https://example.com/sitemap.xml

    –  Lập chỉ mục: Google phân tích các tệp văn bản, hình ảnh và video trên trang rồi lưu trữ thông tin trong chỉ mục của Google, một cơ sở dữ liệu lớn. Thu thập các tín hiệu về trang chính tắc và nội dung của trang đó

  • Các vi phạm khiến web không được lập chỉ mục: nội dung rác, nhồi nhét từ khóa, spam backlink, nội dung sao chép, web bị tấn công – ddos, liên kết ẩn (backlink ẩn), backlink sai chủ đề, traffic do máy tạo, chứa phần mềm độc hại, content spin
  • Dùng lệnh noindex để chặn hoạt động lập chỉ mục của Tìm kiếm. Ví dụ: ​​<meta name=”robots” content=”noindex”> hoặc 

HTTP/1.1 200 OK

(…)

X-Robots-Tag: noindex

(…)

Sơ đồ cách thức Google thu thập và lập chỉ mục:

Sơ đồ cách thức Google thu thập và lập chỉ mục
Sơ đồ cách thức Google thu thập và lập chỉ mục

    – Phân phát kết quả tìm kiếm: Khi người dùng tìm kiếm trên Google, Google sẽ trả về thông tin liên quan đến cụm từ mà người dùng tìm kiếm.  

  • Các thuật ngữ SEO cơ bản cần nắm
  • Black hat (SEO mũ đen): ý chỉ những hành động tối ưu hóa công cụ tìm kiếm sai phạm với luật lệ Google
  • White hat (SEO mũ trắng): nói đến phương thức tối ưu hóa công cụ tìm kiếm phù hợp, tuân thủ quy định của Google.
  • Redirect 301: là một cách gửi thông báo đến các trình duyệt và công cụ tìm kiếm rằng trang web đó đã chuyển đến một địa chỉ mới. Người dùng sẽ được tự động chuyển sang địa chỉ mới khi truy cập vào địa chỉ cũ.
  • 400 Bad Request: biểu thị yêu cầu gửi đến máy chủ như tải một trang web đã bị bóp méo hoặc không chính xác, do đó, các máy chủ không thể hiểu được.
  • Error 404: xuất hiện khi người truy cập nhấp vào một liên kết không tồn tại.
  • Ranking: xếp hạng website. Hạng càng tăng, uy tín càng cao
  • Search engine: là các trang tìm kiếm như Google, Cốc Cốc, Bing, Yahoo…
  • Thuật toán: Mỗi một tìm kiếm sẽ có hàng ngàn thông tin. Thuật toán là công thức để xác định những kết quả trả về phù hợp nhất.
  • SERP (Search Engine Rank Pages): những trang kết quả trả về từ các bộ máy tìm kiếm (Google, Yahoo, Bing ..) khi người dùng thực hiện truy vấn thông tin.
  • Traffic: là lưu lượng truy cập vào website.
  • URL: hiểu đơn giản là các đường link, đường dẫn như 
  • Organic Search Result: các kết quả tìm kiếm tự nhiên,không phải trả tiền.
  • Domain (tên miền): gồm có domain name và top level domain. Domain name thường là tên công ty hoặc thương hiệu của doanh nghiệp. Còn top level domain là phần mở rộng sau dấu chấm cuối cùng của domain name, ví dụ như .com, .gov,  .org… Tên miền mang tính độc quyền, được cấp cho người đăng ký trước.
  • Featured snippets: là thông tin nổi bật trả lời câu hỏi của người dùng được trích từ một trang web, kèm theo URL và tiêu đề. Nó nằm trong khung ở đầu trang nhất của kết quả tìm kiếm tự nhiên.
  • Google My Business: nơi doanh nghiệp có thể tạo hồ sơ hiển thị các thông tin cần thiết gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, giờ và liên kết website trong các kết quả tìm kiếm liên quan như Google Maps, Google Search.
  • Crawl: là quá trình công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu, khám phá các trang web của bạn.
  • Index (lập chỉ mục): diễn ra sau crawl, Google sẽ sắp xếp và đánh dấu chỉ mục cho từng trang nếu đạt các tiêu chuẩn do Google đề ra. Chỉ khi được index thì trang web mới hiển thị trên kết quả tìm kiếm
  • Thẻ No-Index: báo với Google không lập chỉ mục cho trang đó.
  • HTML (HyperText Markup Language): ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản, cho phép doanh nghiệp thiết lập website như tiêu đề, liên kết, đoạn văn,…
  • Internal links (liên kết nội bộ): điều hướng qua lại giữa các trang trong một địa chỉ. Nói cách khác, liên kết nội bộ là đi từ trang này đến trang khác của một website
  • Keyword: từ hoặc cụm từ người dùng nhập vào thanh tìm kiếm gọi là từ khóa.
  • Long-tail keywords: từ khóa đuôi dài, thường là nhiều hơn ba từ và cụ thể, chi tiết hơn các từ khóa đuôi ngắn.
  • Regional keywords: từ khóa khu vực, có chứa một địa điểm cụ thể. Ví dụ, cơ sở bắn tàn nhang tốt nhất ở TPHCM.
  • Search volume: số lượt từ khóa được tìm kiếm.
  • Seed keywords: từ khóa hạt giống, nói đến các từ mô tả chính của sản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp.
  • Query: một yêu cầu truy vấn thông tin, các từ được tìm kiếm
  • Alt text: Văn bản Alt là mô tả của hình ảnh trên các trang web. <a href=https://famemedia.vn/”>Fame Media</a>
  • Anchor text: đoạn văn bản, nội dung chứa đường dẫn đến một trang khác trên website hay một website khác.
  • Duplicate content: Nội dung trùng lặp, giống nhau trong một trang, một website hay giữa các website khác nhau.
  • Header tags: làm nổi bật những phần mục chính trong nội dung
  • Image compression: Nén hình ảnh mà không làm giảm chất lượng hình ảnh. Kích thước hình càng nhỏ, tốc độ tải trang càng nhanh.
  • Content: là nội dung, thông tin bao gồm cả văn bản, hình ảnh, video,…trên một trang web cũng như bất kỳ loại hình quảng cáo nào như quảng cáo facebook, google….
  • Keyword stuffing: hành động nhồi nhét từ khóa, sử dụng quá nhiều từ khóa chính và các biến thể của chúng trong nội dung.
  • Meta descriptions: lời mô tả ngắn gọn về nội dung bên trong một trang web, đây là thuộc tính của HTML. Thường dùng trong bảng kết quả tìm kiếm để hiển thị các mô tả chung cho một trang cụ thể.
  • Unnatural links: chỉ các liên kết không tự nhiên, không được chia sẻ bởi người dùng. Mắc phải lỗi này, website có thể bị Google phạt
  • Bounce rate: Tỷ lệ thoát trang, có thể hình dung như thế này, nếu người dùng truy cập vào trang chủ của bạn và rời đi mà không xem bất kỳ trang nào khác, đó sẽ là một phiên bị thoát.
  • Click-through rate: tỷ lệ nhấp là số lần click vào URL so với số lần hiển thị của bạn
  • Conversion rate: tỷ lệ chuyển đổi là số lượt chuyển đổi so với lượng truy cập, cho bạn biết có bao nhiêu người truy cập điền vào form thông tin, gọi điện, đăng ký nhận voucher,…
  • Page speed: là tốc độ tải trang của bạn, có ảnh hưởng đến thứ hạng website 
  • Time on page: khoảng thời gian người dùng truy cập vào trang của bạn trước khi đến trang khác.
  • Google Search Console: bộ công giúp bạn biết được website đang hiển thị như thế nào, cung cấp các báo cáo và dữ liệu chi tiết về cách từng trang xuất hiện trên Google như từ khóa, lượt click, thứ hạng của từ khóa đó
  • Backlinks: những liên kết ở website khác hướng về trang web của bạn. Càng có nhiều backlink chất lượng, thứ hạng website của bạn trên công cụ tìm kiếm càng cao
  • Sitemap: là bản đồ trang web giúp người dùng và các công cụ tìm kiếm hiểu được cấu trúc của website, hỗ trợ Google index dữ liệu một cách nhanh nhất, và cập nhật thông tin dễ dàng nhất. Có 2 loại sitemap: sitemap.html cho người dùng và sitemap.xml cho các công cụ tìm kiếm. 
  • Robots.txt:File robots.txt là một tập tin văn bản đơn giản có dạng .txt. Tệp này là một phần của Robots Exclusion Protocol (REP) chứa một nhóm các tiêu chuẩn web quy định cách robot web (hoặc robot của các công cụ tìm kiếm) thu thập dữ liệu trên web, truy cập, index nội dung và cung cấp nội dung đó cho người dùng.

Buổi 3 & Buổi 4: Tìm hiểu về cấu trúc website, cách cài đặt Google Search Console

  1. Các thẻ cơ bản có trong website/ bài viết
  • <title>Tiêu Đề Website/ Tiêu đề bài viết</title>  
  • <meta name=”description” content=”Mô tả website/ Mô tả bài viết” />  
  • <meta name=”robots” content=”index, follow” />  
  • <meta name=”googlebot” content=”index, follow, max-snippet:-1, max-image-preview:large, max-video-preview:-1″ /> 
  •  <meta name=”bingbot” content=”index, follow, max-snippet:-1, max-image-preview:large, max-video-preview:-1″ /> 
  • <link rel=”canonical” href=”https://famemedia.vn/” />
  1. Kiểm tra các file robots.txt, sitemap.xml

Cách tạo robots.txt & sitemap.xml:

  • Cài đặt plugin SEO yoast/ Rank math SEO: đối với wordpress
  • Sử dụng công cụ tạo sitemap đối với web code tay: https://www.xml-sitemaps.com/
  • Tạo thủ công file robots.txt có nội dung sau:

User-agent: *

Disallow: /search/

Sitemap: link dẫn đến file sitemap

  • Cách sử dụng: upload 2 file sitemap và robots.txt lên hosting ngang hàng với file index.php/htm
  • Cách kiếm tra: domain/robots.txt, domain/sitemap.xml 
  1. Cách cài đặt & Sử dụng Google Search 
  2. Cách cài đặt & Sử dụng Google Analytics

Chương II: Các yếu tố để Google xếp hạng website

Buổi 5: Các thuật toán Google bạn sẽ học trong khóa đào tạo SEO TpHCM:

  • Google Panda (Ngày 24 tháng 2 năm 2011): Gia tăng thứ hạng tìm kiếm với các website chất lượng, giảm xếp hạng của các trang web nội dung chất lượng thấp, mỏng và spam.
  • Google Pirate (Tháng 8 năm 2012):Để giảm xếp hạng những trang web thường xuyên nhận được khiếu nại về việc tải lên nội dung lậu (có bản quyền như: ăn cắp nội dung, bảo vệ sở hữu trí tuệ).
  • Google Zebra (Tháng 3 năm 2013.):Thuật toán Google Zebra tập trung hướng đến những website spam liên kết trên những mạng xã hội phổ biến như Facebook, Twitter,…
  • Google HummingBird (Ngày 30 tháng 8 năm 2013): Google HummingBird được ra mắt để xử lý từ khóa đuôi dài dựa trên ý định của người dùng, mang đến cho người dùng những kết quả tìm kiếm chính xác và nhanh chóng.
  • Google Pigeon (Ngày 24 tháng 7 năm 2014): cung cấp kết quả chính xác, phù hợp hơn dựa trên vị trí của người dùng và các yếu tố địa lý khác.
  • Mobile Friendly (Ngày 21 tháng 4 năm 2015): Thuật toán Mobile Friendly để đánh giá mức độ thân thiện của các trang web có trên công cụ tìm kiếm này với thiết bị di động của bạn.
  • Google RankBrain (Ngày 26 tháng 10 năm 2015.):Dựa trên trí tuệ nhân tạo Machine Learning giúp cải thiện kết quả tốt nhất với từ khóa truy vấn dựa trên ý định người dùng.
  • Google Possum(ngày 1 tháng 9 năm 2016):Để cung cấp kết quả tìm kiếm địa phương tốt hơn, phù hợp hơn dựa trên vị trí của người dùng.
  • Google Fred (Ngày 08 tháng 3 năm 2017): Thuật toán Google Fred được thiết kế nhắm đến chiến thuật SEO Blackhat. Mục đích lọc các trang chất lượng thấp khỏi kết quả tìm kiếm có mục tiêu chính để kiếm lợi từ quảng cáo và liên kết đến các trang web khác .
  • Google Medic (ngày 1 tháng 8 năm 2018): Bản cập nhật Medic nhằm mục đích cung cấp các kết quả và lời khuyên đáng tin cậy cho những người đang tìm kiếm tiền hoặc các thuật ngữ dựa trên sức khỏe bằng cách phạt các trang web không có Chuyên môn, Cơ quan hoặc Sự tin cậy (EAT).
  • Google BERT (ngày 22 tháng 10 năm 2019): Thay đổi cơ bản gần đây nhất đối với thuật toán Hummingbird của Google đến vào tháng 10 năm 2019.
  • Core Update 2020 (tháng 1/2020):  Ảnh hưởng đến các trang web trong lĩnh vực y tế và tài chính, trừng phạt những trang web KÉM TIN CẬY về E-A-T. Là bản mở rộng của Google Medic phạt các site YMYL có mức tin cậy thấp
  • Core Update 2021 – Nay: tập trung chính vào cải thiện trang (Page Experience) một số những update khác như Produc Review, Spam Link, Update core diễn ra tháng 4, 6,7,8 năm 2021 

Buổi 6: TÌm hiểu các yếu tố xếp hạng website

  • Thuật toán xếp hạng của Google: E-E-A-T 

              + E: Experience: trải nghiệm của người dùng- kinh nghiệm của chủ web. Đo lường bằng công cụ Google Pagespeed. ( ux/ui, time loading)

              + E: Expert: Tính chuyên gia thể hiện ở mặt nội dung. Đo lường bằng time on site, site out

              + A: Authority: tính chủ thể: đánh giá/ review sản phẩm đang kinh doanh: backlink

              + T: Trust: độ tin cây: backlink

  • Công cụ đo lường: Google Page Speed 
  • Các lỗi thường gặp khi GPS không đạt.

Chương III: SEO onpage

Buổi 7: Phân tích keyword từ insight khách hàng

  • Nền tảng phân tích: Facebook, Tiktok, Twitter…e-comerce: shopee, lazada, tiki, chotot
  • Google Trends
  • Các câu hỏi của khách hàng

Các loại từ khóa:

  • Đồng nghĩa
  • Mở rộng
  • Thương hiệu
  • Bóng ma (Từ khóa xuất hiện trong các social nhưng trong Google ko )

Các nhóm từ khóa phổ biến:

  • Mua/ bán
  • Giá/ bảng giá
  • Local/ Time
  • Bản chất/ Tính chất sản phẩm
  • Kết hợp

Các bước: 

Bước 1: Xác định từ khóa chính. Cách kiểm tra: Dùng Keywordtool.io hoặc Key planner để kiểm tra lượng tìm kiếm. Chọn từ khóa có lượng tìm kiếm nhiều nhất làm key chính. 

Bước 2: Xác định từ khóa phụ. Phân tích từ khóa phụ bằng keywordtool.io, key planner, social

Bước 3: phân nhóm từ khóa – Lên outline bài viết

Các mô hình content phổ biến thông dụng: AIDA (Attention – Interest – Desire – Action) , 4C (Clear – Concise – Compelling – Credible), 4P (Picture – Promise – Prove – Push), APP (Agree – Promise – Preview), PAS (Problem – Agitate – Solve), BAB (Before – After – Bridge) + tạo dựng mô hình bắc cầu

Buổi 8: Xây dựng chiến lược SEO + Thực hành xây dựng content

Xác định mục tiêu SEO

Topic Cluster: Tổ chức Content theo mô hình Cụm chủ đề

Lập danh sách các chủ đề (Topic).

Lập danh sách các từ khóa dài dựa trên các chủ đề này và mục tiêu của SEO

  • Traffic: Tập trung SEO bộ từ khóa có lượt search cao, từ khóa mở rộng/ Liên quan
  • Thứ hạng từ khóa: Chọn lọc từ khóa chính và liên quan để SEO 
  • Ra đơn: SEO bộ từ khóa insight khách hàng

Xây dựng 1 trang trụ cột (pillar content) cho mỗi chủ đề. (Hay còn gọi là Sale Page)

Xây dựng các trang hỗ trợ (cluster content) trang pillar cho mỗi chủ đề (Bài viết vệ tinh)

Evergreen Content: giúp tăng trưởng traffic theo thời gian (Content theo chủ đề luôn tươi mới)

10x Content: Giúp bạn nổi bật giữa đám đông và được mọi người yêu mến (chia sẻ, kiến thức, tip, tricks…)

Chiến lược Entity tương lai của SEO

Chiến lược SEO Semantic, ngữ nghĩa, ngữ cảnh trong tìm kiếm

Buổi 9: Tối ưu internal link

  • Theo cấu trúc Silo: Silo page & Post
  • Tạo các liên kết liên quan

Các bước:

Bước 1: Xác định Silo Page, nếu là web về e-com thì Silo Page sẽ là link danh mục sản phẩm

Bước 2: Tối ưu lại content: bổ sung keyword, hình ảnh

Bước 3: Xây dựng liên kết bên trong theo mô hình

Các trường hợp có thể xảy ra sau khi tối ưu:

  • Từ khóa ăn thịt lẫn nhau
  • Link bị mất thứ hạng, giảm hạng

Khắc phục: 

  • Từ khóa ăn thịt lẫn nhau: SEO link này nhưng link khác lại top hoặc kéo thứ hạng link seo xuống hoặc xuất hiện đồng thời 2 link làm giảm hạng link kia

  => Cân bằng lại lực: lượng internal link trỏ về link ko cần SEO quá nhiều, gỡ bỏ link nội, tối ưu lại số lượng keyword. Cập nhật lại nội dung cho link SEO

Chương IV: SEO offpage

Buổi 10: 

  • Các loại backlink
  • Cách tạo Google Stacking
  • Cách tạo Social Entity

Buổi 11: Cách SEO Youtube, Facebook

Buổi 12:Cách disavow backlink kém chất lượng